Tại sao tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi sứ mạng quan trọng của Bảo hiểm Nhân thọ?
Tại sao tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi sứ mạng quan trọng của
Bảo hiểm Nhân thọ?
Có lẽ bởi vì nó đã xảy ra với tôi một lần như thế này. Một người bạn của tôi không may qua đời, một người bạn mà tôi chưa một lần đề nghị mua bảo hiểm nhân thọ. Khoảng một tuần sau đám tang của anh ấy, tôi gọi điện cho chị nhà. Tôi hỏi: “Mary, Palo đây mà. Chị có cần tôi giúp gì không?”. Mary làm tôi quặn đau khi chị ấy đáp: “Bert, quá muộn rồi, phải chi hồi đó anh tận dụng cơ hội bán bảo hiểm của mình.”
Hoặc có thể bởi một sự kiện khác. Tôi ngồi trong đám tang đưa tiễn một khách hàng của mình. Tôi ngồi cạnh người góa phụ và cố gắng an ủi chị. Mọi người thay phiên nhau đến nắm chặt tay chị tỏ sự cảm thông và chia sẻ. Ai cũng có một câu giống nhau: “Chị có cần tôi giúp gì không? Nếu cần thì cho tôi biết nhé!”. Sau khoảng một giờ, tôi nhận ra rằng trong tất cả những người đã đến và mong muốn giúp đỡ, chỉ có tôi là người thực sự có thể đem lại cho người góa phụ sự giúp đỡ cần thiết nhất. Tôi đã bán cho người chồng quá cố của chị một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, và tấm ngân phiếu mà tôi sắp mang đến cho chị trong một vài ngày tới mới là sự giúp đỡ mà chị thực sự mong đợi. Mặc dù chuyện xảy ra thật buồn nhưng tôi cũng cảm thấy một chút tự hào vì vai trò mà mình có thể giúp đỡ trong những lúc gia cảnh nhà người khác lâm vào tình trạng bi đát nhất.
Và cũng bởi kỷ niệm buồn của tôi. Tôi đã thất bại trong việc thuyết phục người bạn thân của tôi mua bảo hiểm. Ngày anh hấp hối, Betty vợ anh có hỏi tôi: “Bert, tôi định hỏi anh câu này. John có mua cái bảo hiểm mà anh tư vấn cho anh ấy không?” – Tôi đáp: “Rất tiếc, Betty ạ. John không mua”, và rồi câu hỏi kế tiếp của Betty “Bây giờ anh ấy mua có được không?” - Thật buồn cười phải không? - và cũng thật là cười ra nước mắt.
Sau đám tang, tất cả bạn bè chúng tôi ngồi quây quần lại với nhau ở nhà người chị của John và kể về sự ra đi của anh. Cánh cửa trước bỗng mở và ba đứa con của John chạy ùa vào. Hai đứa lớn, không hiểu chuyện gì đang diễn ra, thì chạy nhảy và cười đùa. Đứa thứ ba thì còn đang ẵm ngửa, cháu chưa biết đi vì còn quá bé.
Chuyện là như vậy, và rồi thì tôi không thể chịu nổi cảnh ấy nữa. Tôi bỏ tách cà phê xuống, lao ra khỏi căn nhà đó. Tôi nhảy lên xe và phóng hết tốc lực về nhà để ôm chặt đứa con trai nhỏ của tôi vào lòng.
Tôi đã thất bại. Đáng ra tôi có thể làm được rất nhiều cho gia đình John. Tôi có thể đảm bảo cho 3 đứa trẻ được học Đại học. Tôi đã có thể đảm bảo cho người góa phụ chẳng bao giờ lâm vào cảnh túng thiếu, rằng mấy đứa bé luôn luôn có đầy đủ giày, áo quần, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cho cuộc sống. Tôi đã thất bại!
Vài tháng sau đó. Một đêm khuya khi tôi trở về nhà sau một buổi gặp gỡ với khách hàng, tôi có lái xe ngang qua chỗ làm cũ của John. Lúc đó khoảng gần nửa đêm, và tôi trông thấy vợ của John.
Phải, người ta giúp cho chị ấy một công việc ở nơi làm cũ của chồng, một đại lý bán xe hơi. Tôi nhìn thấy chị thấp thoáng qua cửa kính xe hơi khi đi ngang qua. Các bạn có biết không, giữa những chiếc xe hơi, chị ấy đang quỳ xuống để cọ sàn nhà.
Bảo hiểm Nhân thọ?
Có lẽ bởi vì nó đã xảy ra với tôi một lần như thế này. Một người bạn của tôi không may qua đời, một người bạn mà tôi chưa một lần đề nghị mua bảo hiểm nhân thọ. Khoảng một tuần sau đám tang của anh ấy, tôi gọi điện cho chị nhà. Tôi hỏi: “Mary, Palo đây mà. Chị có cần tôi giúp gì không?”. Mary làm tôi quặn đau khi chị ấy đáp: “Bert, quá muộn rồi, phải chi hồi đó anh tận dụng cơ hội bán bảo hiểm của mình.”
Hoặc có thể bởi một sự kiện khác. Tôi ngồi trong đám tang đưa tiễn một khách hàng của mình. Tôi ngồi cạnh người góa phụ và cố gắng an ủi chị. Mọi người thay phiên nhau đến nắm chặt tay chị tỏ sự cảm thông và chia sẻ. Ai cũng có một câu giống nhau: “Chị có cần tôi giúp gì không? Nếu cần thì cho tôi biết nhé!”. Sau khoảng một giờ, tôi nhận ra rằng trong tất cả những người đã đến và mong muốn giúp đỡ, chỉ có tôi là người thực sự có thể đem lại cho người góa phụ sự giúp đỡ cần thiết nhất. Tôi đã bán cho người chồng quá cố của chị một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, và tấm ngân phiếu mà tôi sắp mang đến cho chị trong một vài ngày tới mới là sự giúp đỡ mà chị thực sự mong đợi. Mặc dù chuyện xảy ra thật buồn nhưng tôi cũng cảm thấy một chút tự hào vì vai trò mà mình có thể giúp đỡ trong những lúc gia cảnh nhà người khác lâm vào tình trạng bi đát nhất.
Và cũng bởi kỷ niệm buồn của tôi. Tôi đã thất bại trong việc thuyết phục người bạn thân của tôi mua bảo hiểm. Ngày anh hấp hối, Betty vợ anh có hỏi tôi: “Bert, tôi định hỏi anh câu này. John có mua cái bảo hiểm mà anh tư vấn cho anh ấy không?” – Tôi đáp: “Rất tiếc, Betty ạ. John không mua”, và rồi câu hỏi kế tiếp của Betty “Bây giờ anh ấy mua có được không?” - Thật buồn cười phải không? - và cũng thật là cười ra nước mắt.
Sau đám tang, tất cả bạn bè chúng tôi ngồi quây quần lại với nhau ở nhà người chị của John và kể về sự ra đi của anh. Cánh cửa trước bỗng mở và ba đứa con của John chạy ùa vào. Hai đứa lớn, không hiểu chuyện gì đang diễn ra, thì chạy nhảy và cười đùa. Đứa thứ ba thì còn đang ẵm ngửa, cháu chưa biết đi vì còn quá bé.
Chuyện là như vậy, và rồi thì tôi không thể chịu nổi cảnh ấy nữa. Tôi bỏ tách cà phê xuống, lao ra khỏi căn nhà đó. Tôi nhảy lên xe và phóng hết tốc lực về nhà để ôm chặt đứa con trai nhỏ của tôi vào lòng.
Tôi đã thất bại. Đáng ra tôi có thể làm được rất nhiều cho gia đình John. Tôi có thể đảm bảo cho 3 đứa trẻ được học Đại học. Tôi đã có thể đảm bảo cho người góa phụ chẳng bao giờ lâm vào cảnh túng thiếu, rằng mấy đứa bé luôn luôn có đầy đủ giày, áo quần, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cho cuộc sống. Tôi đã thất bại!
Vài tháng sau đó. Một đêm khuya khi tôi trở về nhà sau một buổi gặp gỡ với khách hàng, tôi có lái xe ngang qua chỗ làm cũ của John. Lúc đó khoảng gần nửa đêm, và tôi trông thấy vợ của John.
Phải, người ta giúp cho chị ấy một công việc ở nơi làm cũ của chồng, một đại lý bán xe hơi. Tôi nhìn thấy chị thấp thoáng qua cửa kính xe hơi khi đi ngang qua. Các bạn có biết không, giữa những chiếc xe hơi, chị ấy đang quỳ xuống để cọ sàn nhà.
Không có nhận xét nào